Thanh điệu trong tiếng Trung giúp cho ngôn ngữ nói có sự trầm bổng, tạo sự thích thú cho người nghe vào câu chuyện bạn đang nói. Nếu không có thanh điệu và các dấu thì ngôn ngữ sẽ thật nhàm chán, khó biểu lộ được cảm xúc.
Khi bắt đầu việc học tiếng Trung cơ bản thì bài học phát âm luôn là bài học đầu tiên cho bạn. Phát âm không chuẩn từ đầu sẽ kéo theo việc học tiếng Trung sai và người nghe không hiểu. Chúng mình cùng luyện tập hàng ngày để phát âm như người bản xứ nhé!
Bài học tiếp theo dành cho người tự học sau phát âm đó chính là học cách đọc các dấu trong tiếng Trung hay thanh điệu trong tiếng Trung.
Cách đọc 4 thanh điệu – dấu trong tiếng Trung
Thanh 1 (thanh ngang) : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (độ cao 5-5).
Ví dụ: mā
Thanh 2 (thanh sắc) : Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5).
Ví dụ: má
Thanh 3 (thanh hỏi) : Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa (độ cao 2-1-4).
Ví dụ: mǎ
Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.
Chú ý: Trong tiếng Trung có 1 thanh nhẹ, không biểu thị bằng thanh điệu (không dùng dấu). Thanh này sẽ đọc nhẹ và ngắn hơn thanh điệu. Cẩn thận nhầm thanh nhẹ với thanh 1. Ví dụ: māma.
2. Cách đánh dấu thanh điệu khi viết pinyin
2.1 Chỉ có 1 nguyên âm đơn
Đánh dấu trực tiếp vào nó: ā ó ě ì…
2.2. Nguyên âm kép
Thứ tự ưu tiên sẽ là nguyên âm “a“: hǎo, ruán…
Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “o” thì đánh vào “o“: ǒu, iōng…
Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “e” thì đánh vào “e“: ēi, uěng…
Nếu là nguyên âm kép “iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“: iǔ
Nếu là nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“: uī
3. Quy tắc biến điệu trong tiếng Trung
Học các quy tắc biến điệu trong tiếng Trung để đọc các từ không bị nhầm lẫn nha!!!!
3.1 Hai thanh 3 đứng cạnh nhau
Với 2 âm tiết thì thanh thứ nhất sẽ chuyển thành thanh 2.
Ví dụ: Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo
Với 3 âm tiết thì sẽ biến âm thanh ở giữa
Ví dụ: Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo
3.2 Biến thanh đặc biệt với bù và yī
– Khi có hai âm tiết cùng mang thanh thứ 3 [ ˇ ] đi liền nhau, thì âm tiết đầu sẽ đọc thành thanh thứ hai,
Ví dụ:
- 你好 (xin chào) “Nǐ hǎo” sẽ được đọc thành “ní hǎo”,
- 展览 (triển lãm) “Zhǎn lǎn” đọc thành “zhán lǎn”,
- 婉转 (uyển chuyển) “Wǎn zhuǎn” đọc thành “wán zhuǎn”…
- – Biến điệu của 一 (yī) và 不 (bù):
- Khi 一 (yī) đứng trước một âm tiết có thanh 1 [ 一 ] hoặc thanh 2 [ ˊ ] thanh 3 [ ˇ ] thì nó sẽ biến điệu thành thanh 4 [ ˋ ],
Ví dụ:
- Yī tiān (一天: một ngày) đọc thành “yì tiān”
- Yī nián (一年: một năm) đọc thành “yì nián”
- Yī miǎo (一秒: một giây) đọc thành “yì miǎo”
- 一 (yī) và 不 (bù): đứng trước âm tiết có thanh 4 [ ˋ ] biến điệu thành thanh 2 [ ˊ ],
Ví dụ:
- Yīyàng (一样: như nhau) đọc thành “yíyàng”
- yīgài (一定: nhất định) đọc thành “yígài”
- yīdìng (一概: nhất thiết) đọc thành “yídìng”
- Bù biàn (不变: không thay đổi) đọc thành “bú biàn”
- bù qù (不去: không đi) đọc thành “bú qù”
- bù lùn (不论: bất luận) đọc thành “bú lùn”
– Nửa thanh thứ 3
Khi sau âm tiết có thanh thứ 3 [ ˇ ] là âm tiết thanh thứ nhất [ 一 ], thanh thứ hai [ ˊ ], hoặc thanh thứ 4 [ ˋ ] thì âm tiết đó được đọc thành nửa thanh thứ 3, nghĩa là đọc phần đầu thanh thứ 3, không đọc phần lên giọng ở phía sau và đọc chuyển tiếp nhanh sang âm tiết phía sau, ví dụ:
jǐn gēn (紧跟: theo sát, theo kịp)
hěn máng (很忙: rất bận)
wǔ fàn (午饭: cơm chiều, cơm tối)
– Vần cuốn lưỡi “er”
Khi phát âm er, trước hết đặt lưỡi ở vị trí âm “e”, trong khi nâng cong lưỡi lên thì phát âm (âm này phát âm tương đối khó, cần luyện tập nhiều mới sử dụng nhuần nhuyễn được, thường thì người Bắc Kinh hay sử dụng âm này).
ví dụ: ér zi (儿 子: con trai), ěr ji (耳机: tai nghe), èr shí (二十: hai mươi), èr bǎi (二百: hai trăm)
Khi kết hợp với vần khác tạo thành vần cuốn lưỡi, cách phiên âm có phần cuốn lưỡi là thêm “r” vào sau phần đã có, cách viết chữ Hán là thêm “儿” vào phần chữ Hán nguyên gốc (có lúc được lược bỏ)
ví dụ: 画 儿 (huàr: tranh), 哪 儿 (nǎr: đâu) 玩 (wánr :chơi)
Bạn thấy đó, việc học và đọc đúng các thanh điệu trong tiếng Trung rất quan trọng trong việc nói tiếng Trung hay và trôi chảy. Hi vọng sau bài học: Cách đọc các dấu trong tiếng Trung các bạn đã hiểu rõ hơn các quy tắc khi phát âm.
Sau khi đã chuẩn bị các kiến thức cơ bản, chúng ta cùng bắt đầu vào bài học số 4: làm quen trong tiếng Trung nhé!
Cùng Tiếng Trung Vạn Đạt GCE tự học tiếng Trung tại nhà với chuỗi bài Học tiếng Trung cơ bản từ A-Z dành cho tất cả mọi người nhé!